Madopar Giải pháp tốt trong điều trị Parkinson

Hiện nay, số người mắc bệnh Parkinson đang tăng lên một cách nhanh chóng. Đây là bệnh thoái hóa thần kinh, chủ yếu liên quan đến người cao tuổi. Một trong những yếu tố khiến tỷ lệ mắc bệnh này càng tăng chính là do sự già hóa dân số.

1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một bệnh lý rối loạn thoái hóa mạn tính mạn tính tiến triển của hệ thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến chức năng vận động. Bệnh khởi phát chậm khó nhận biết ban đầu chỉ là chấn động nhẹ ở tay dần tiến triển thành run, cứng cơ, khó giữ thăng bằng, tư thế đứng và dáng đi bất thường.

Phân loại bệnh Parkinson:

– Bệnh Parkinson thứ cấp (nguyên phát): vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
– Bệnh Parkinson sơ cấp: có nguyên nhân gây bệnh.
– Bệnh Parkinson do di truyền.
– Hội chứng Parkinson: những bệnh nhân có biểu hiện giống với bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi do thoái hóa hệ thần kinh trung ương

2. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Những nguyên nhân được cho là dẫn đến bệnh Parkinson nguyên phát bao gồm:

– Do thoái hóa tế bào thần kinh (neuron) làm tế bào não chết dần.
– Mất tế bào thần kinh sản xuất Dopamine gây ra những hoạt động bất thường ở não.
– Do di truyền.

Những nguyên nhân gây ra hội chứng Parkinson:

– Thoái hóa thần kinh.
– Nhiễm khuẩn: viêm não, viêm màng não.
– Do nhiễm phải hóa chất độc hại.
– Chấn thương vùng sọ não.
– Tổn thương mạch máu não: đột quỵ, đái tháo đường, xơ vữa động mạch não, cao huyết áp,…

Nguy cơ mắc bệnh Parkinson

– Tuổi tác: thường gặp ở người trên 60 tuổi, ít gặp ở người dưới 40 tuổi.

– Di truyền: gia đình có người mắc bệnh Parkinson những thành viên còn lại cũng có tỉ lệ cao hơn gia đình bình thường khác.

– Giới tính: tỉ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới.

– Người tiếp xúc sớm với hóa chất thì có nguy cơ phát bệnh sớm hơn.

3.Triệu chứng bệnh Parkinson

Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh Parkinson:

– Run chi: bệnh nhân run tay, chân, môi, cằm khi nghỉ, nếu cử động sẽ thì run sẽ giảm đi.

– Tất cả các cử động đều rất chậm chạp, khó khởi động một động tác.

– Cứng đờ cơ: duỗi tay, chân đều rất khó khăn.

– Khó giữ được thăng bằng khi đứng, đi dễ té ngã.

– Chữ viết nhỏ và khó đọc.

– Khuôn mặt ít biểu cảm, nét mặt đờ đẫn.

– Lưng khom xuống.

– Khi bước đi thường kéo lê chân.

– Khó phát âm rõ chữ.

– Lo âu, trầm cảm.

– Rối loạn thần kinh thực vật.

– Rối loạn cảm giác.

Biến chứng của bệnh Parkinson:

– Suy giảm các cơ ở họng gây khó khăn cho bệnh lúc nhai, nuốt.
– Trầm cảm nặng.
– Suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy.
– Mất trí nhớ, ảo giác.

Biểu hiện run tay là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân Parkinson

4. Điều trị bệnh Parkinson

Phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson

Thăm khám triệu chứng lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh.

– Bác sĩ tiến hành một số xét nghiệm vật lý.

– Có thể sử dụng một số xét nghiệm hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm não,… nhưng hầu như ít có giá trị trong chẩn đoán.

Phương pháp điều trị bệnh Parkinson

Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Parkinson, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh nhân.

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc điều trị:

– Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị, đây là loại bệnh phải điều trị cả đời.

– Tùy vào nguyên nhân, giai đoạn tiến triển của bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.

– Cần có sự phối hợp của bác sĩ, bệnh nhân và người thân.

– Chỉ điều trị khi các triệu chứng Parkinson gây rối loạn chức năng rõ rệt làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

– Dùng thuốc theo liều tăng dần để bệnh nhân có thể thích nghi.

– Bác sĩ cân nhắc kỹ giữ điều trị triệu chứng và tác dụng không mong muốn bệnh nhân có thể gặp phải.

Thuốc điều trị:

– Các chế phẩm của L-dopa: Madopar, Modopa, Sinemet.
– Nhóm thuốc đồng vận Dopamine: Ronipiron, Peribidil, Pramipexole, Apomorphin, Bromocriptin.
– Thuốc ức chế dị hóa Dopamine: ức chế MAO-B, ức chế COMT.
– Thuốc kháng tiết Cholinergic: giúp kiểm soát các triệu chứng run.

Điều trị ngoại khoa

– Phương pháp phẫu thuật định vị: phá hủy cầu nhạt hoặc nhân VOA hoặc nhân VIM của vùng đồi thị.

– Phương pháp kích thích điện vùng liềm đen-thể vân: bác sĩ cấy điện cực vào vùng nhân VIM và xung kích thích được điều khiển bằng máy tạo nhịp.

– Phẫu thuật ghép mô thần kinh: thường rất ít được áp dụng do tỉ lệ thành công rất ít.

5. Phòng ngừa bệnh Parkinson

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Parkinson:

– Luyện tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe.

– Thay đổi tư thế sau 30-45 phút ngồi làm việc.

– Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lí.

– Chế độ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng.

– Bổ sung những thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như trà xanh, trái cây,…

– Cung cấp vitamin D cho cơ thể nhờ tắm nắng, thực phẩm.

– Không tiếp xúc với hóa chất độc hại.

– Theo dõi các vận động của người lớn tuổi trong nhà nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh Parkinson.

Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson khi về già

6. Chế độ ăn cho bệnh nhân parkinson

Điều quan trọng đối với bệnh nhân parkinson là có một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ canxi và vitamin D để tăng cường sức mạnh của xương. Mặc dù protein có thể làm giảm đi hiệu ứng của levodopa, nhưng bạn có thể tránh được vấn đề bằng cách uống thuốc khoảng nửa giờ trước bữa ăn. Nếu bạn bị buồn nôn, hãy dùng thuốc với bánh quy giòn hoặc rượu gừng. Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp bạn ngăn ngừa táo bón.

Chế độ ăn sau sỏi túi mật
Người mắc bệnh Parkinson cần duy trì chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất

 

Thuoc3mien.com luôn đồng hành cùng bạn !

Trả lời

error: xin đừng coppy em!!!